Tin tức

Bệnh dịch tả vịt, hướng điều trị


Dịch tả là loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại virus lây lan nhanh trên vịt. Bệnh gây thiệt hại lớn do tỷ lệ chết cao và làm giảm sản lượng trứng nếu không xử lý kịp thời và đúng cách.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH

Bệnh dịch tả vịt do virus thuộc nhóm Herpes trong họ Alphahen pesvivinae

Virus có sức đề kháng cao, bị tiêu diệt trong dung dịch Formalin 3%, ở nhiệt độ 56 độ C trong 10 phút, ở nhiệt độ 50 độ C trong 90-120 phút, ở nhiệt độ 22 độ C virus tồn tại được 30 ngày. 

Giữa các chủng virus có sự khác nhau về độc lực, người ta phát hiện bằng phản ứng miễn dịch học cho thấy có loại độc lực cao, loại độc lực vừa và loại độc lực thấp. 

Khi vịt bị bệnh, mầm bệnh được bài xuất ra ngoài theo phân và các dịch thẩm xuất khác ở miệng, mũi. Virus bệnh lại lây lan sang những con khác qua môi trường.

                                                     Virus herpes

TRIỆU CHỨNG BỆNH DỊCH TẢ VỊT

Bệnh xảy ra ở vịt nhiều nhất từ 15 ngày tuổi trở đi. Thời gian ủ bệnh từ 3-7 ngày. 

  • Ban đầu vịt có triệu chứng ủ rũ, bỏ ăn, lông xù, sã cánh, ít vận động, khát nước.
  • Mí mắt sưng, dính; niêm mạc mắt đỏ.
  • Có tiếng thở khò khè; chảy nước mũi; lúc đầu nước mũi loãng sau đặc.
  • Vùng đầu, cổ bị sưng, khi sờ thấy mềm, hầu và cổ cũng có thể bị sưng do tổ chức dưới da bị phù thũng.
  • Sau 3 – 4 ngày thấy vịt đi ỉa chảy nhiều, phân loãng, màu trắng, mùi hôi thối, phân dính bết ở hậu môn.
  • Vịt gầy, liệt 2 chân, liệt cánh.
  • Vịt chết chảy máu ở các lỗ tự nhiên.
  • Vịt sợ ánh sáng, một số con có biểu hiện thần kinh, tỳ mỏ xuống đất, dương vật con đực thò ra ngoài và niêm mạc có nốt loé. 
  • Bệnh có tỷ lệ chết rất cao từ 30 – 90%, vịt đẻ sản lượng trứng giảm từ 30 – 60%.
  • Bệnh dịch tả vịt có tỷ lệ chết cao, ảnh hưởng tới kinh tế người chăn nuôi
BỆNH TÍCH 

– Xác vịt gầy. Dưới da bụng, lưng, da đầu xuất huyết giống nốt muỗi đốt.

– Niêm mạc thực quản viêm, xuất huyết, có vết loét.

– Dạ dày tuyến xuất huyết có chất nhầy như mủ.

– Niêm mạc ruột viêm loét.

– Gan sưng tụ máu, có điểm hoại tử trắng to bằng đầu đinh ghim, mật sưng.  

– Xoang bao tim tích nước, phổi sưng.

– Xoang bụng có dịch thẩm xuất màu vàng.

Bệnh tích dịch tả vịt

CÁCH PHÒNG BỆNH DỊCH TẢ VỊT

Bước 1: Vệ sinh sát trùng

Khu chăn nuôi: Tạo hàng rào cách ly khu vực chăn nuôi với môi trường bên ngoài, nhằm ngăn chặn người lạ, gà, vịt, chó, mèo, chuột… vào khu vực chăn nuôi.

Ngoài chuồng: Rắc vôi bột xung quanh chuồng nuôi và lối đi một lớp dày 1-2cm, rộng 1,5m tạo vành đai vôi bột nhằm loại trừ các nguyên nhân gây bệnh.

Tiểu khí hậu chuồng nuôi: Đảm bảo về mật độ nuôi, thông thoáng và đủ nhiệt độ.

Trong chuồng: Sát trùng định kỳ bằng MEBI – IODINE hoặc CLEAR 1-2 lần/tuần.

Bước 2: Tiêm phòng vacxin dịch tả cho vịt lúc 8-12 ngày tuổi. Nhắc lại sau 3 tuần tuổi.

Đối với vịt đẻ, tiêm nhắc lại trước khi vào đẻ. Định kỳ 3-4 tháng tiêm nhắc lại.

Bước 3: Tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng cho đàn vịt.

Bổ sung kháng thể IGY PRO ONE định kỳ cho đàn vịt, bổ sung trước và sau khi làm vacxin, khi có áp lực dịch bệnh quanh trại cao để tăng cường miễn dịch, giảm stress, ngừa bệnh hiệu quả. Dùng 3-5 ngày liên tục/ đợt.

Cung cấp thường xuyên cho vịt các chất dinh dưỡng, khoáng chất, vitamin, men tiêu hoá, điện giải để tăng sức đề kháng cho đàn vịt, phòng chống bệnh bằng MULTI GLUCAN.

ĐIỀU TRỊ BỆNH DỊCH TẢ VỊT

Bệnh do virus gây ra nên không có thuốc chữa trị đặc hiệu. Khi vịt mắc bệnh, biện pháp hữu hiệu nhất là tiêm vắc xin dịch tả vịt nhắc lại cho toàn đàn. 

Phun sát trùng MEBI- IODINE hoặc CLEAR 1 ngày/lần trong 1 tuần liên tục.

Phòng bệnh kế phát và nâng cao sức đề kháng cho đàn vịt.

  • Cho vịt uống ngay kháng thể IGY PRO ONE (1ml/10kg TT) kết hợp với giải độc gan thận cấp AMINO PHOSPHORIC (1g/10kg TT)  và hạ sốt PARA C (1g/10-15kg TT). Dùng trong 5 ngày liên tục. 

IGY PRO ONE và AMINO PHOSPHORIC là bộ đôi hoàn hảo hỗ trợ điều trị bệnh do virus, giảm tỷ lệ hao hụt thấp nhất khi vật nuôi mắc bệnh do virus.

  • Khi vịt tỉnh, dùng kháng sinh phổ rộng chống kế phát bệnh: AMPICOLI 50% WS hoặc AMOX AC 50%. Dùng trong 3 ngày.
  • Khi vịt phục hồi, bổ sung MULTI GLUCAN với liều 1g/15kg TT (cung cấp vitamin, điện giải, khoáng chất, men tiêu hoá) cho đàn vịt để giúp cho đàn vịt ăn khoẻ trở lại, tiêu hoá tốt hơn.

Tin liên quan